Học trực tuyến

BÁO CÁO Kết quả thực hiện CM HKI, phương hướng HK II 2024-2025

Thứ hai - 13/01/2025 16:09
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác chuyên môn học kỳ I
và nhiệm vụ trọng tâm HKII, năm học 2024 - 2025
UBND HUYỆN TÂN PHÚ
TRƯỜNG THCS PHÚ SƠN
­­­­­­––––––––––––––
Số: 18/BC-THCSPS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––––
Phú Sơn, ngày 13 tháng 01 năm 2025
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác chuyên môn học kỳ I
và nhiệm vụ trọng tâm HKII, năm học 2024 - 2025
–––––––––––––––––––––––––
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ HKI.
1. Duy trì sĩ số
Sĩ số đầu năm 578, cuối HKI sĩ số 575.
Số học sinh chuyền về: 01
Số học sinh chuyển đi 04, số HS bỏ học 0.
2. Chất lượng giáo dục hai mặt và chất lượng giáo dục môn học (có thống kê đính kèm)
3. Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông trong năm học 2024 - 2025 và đảm bảo yêu cầu về chất lương, hiệu quả
3.1. Xây dựng Kế hoạch giáo dục bố trí dạy học các môn, hoạt động giáo dục.
 - Kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hp lí, khoa học. Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ s vật cht của nhà trường, đã linh động b trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hp, bảo đảm tương đối đủ số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.
- Tiến độ thời gian thực hiện chương trình năm học 2024 - 2025 và Phân phối chương trình cụ thể hợp lí theo từng môn học: Học kỳ I 18 tuần, từ ngày 05/9/2024 đến  ngày 11/01/2025.
- Thực hiện đúng tiến độ, đủ chương trình học kỳ I theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thực hiện đúng đủ theo Chương trình giáo dục phố thông Chương trình GDPT 2018. Giáo viên: đã thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng kế hoạch bài dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh vào từng hoạt động học, dành nhiều thời gian để học sinh được trao đổi, thảo luận và tự học. GV đã thực hiện việc kiếm tra đánh giá theo quy định của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Các Tổ CM đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT 2018; đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế nhà trường địa phương. Kế hoạch giáo dục các môn học bảo đảm tính chủ động linh hoạt trong tổ chức thực hiện .
3.2. Thực hiện Chương trình GDPT 2018
* Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 6,7,9: Do có 2 GV giảng dạy, nên Học Kì I bố trí theo tiến độ chương trình tuần chẵn, tuần lẻ của từng phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 8: Phân công cho 1 GVBM giảng dạy 3 tiết/tuần, số tiết của từng phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí GV đã linh động điều chỉnh trong quá trình dạy học đề đảm bảo thời lượng
Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ.
* Môn Khoa học tự nhiên
Chương trình môn Khoa học tự nhiên: phân công giáo viên dạy học song song các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của các giáo viên bộ môn đáp ứng đầy đủ các mạch nội dung.
Kế hoạch dạy học môn học KHTN được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học.
* Nội dung giáo dục của địa phương
Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.
Phân công giáo viên dạy học GDĐP đầy đủ các chủ đề phù hp với năng lực của giáo viên bộ môn.
Học Kì I: Nội dung GDĐP Khối 6,7,8,9 là 18 tiết, trong đó GDĐP chủ đề Lịch sử 6 tiết/ lớp, GDĐP chủ đề Địa lí 6 tiết/ lớp và GDĐP chủ đề GDCD 6 tiết/ lớp
Giáo viên được phân công giảng dạy Nội dung GDĐP thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với mỗi chủ đề theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù họp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiêm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiếm tra, đánh giá.
* Hoạt động trải nghiệm, hưóng nghiệp
Phân công giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các chủ đề phù hợp với năng lực giáp viên. Kế hoạch tố chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; có sự phối hợp chặc chẽ giữa nhà trường, GVCN và cha mẹ học sinh. Giáo viên được phân công tổ chức HĐTN -HN đã thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
* Môn Nghệ thuật: Chương trình môn nghệ thuật gồm 02 nội dung Âm Nhạc, Mĩ Thuật. Bố trí dạy học đồng thời 2 nội dung và đảm bào tương đương về thời lượng. Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với điều kiện tố chức dạy học của nhà trường và kế hoạch giáo dục của giáo viên.
4. Thực hiện các nội dung lồng ghép theo quy định
Trong học kì I, nhà trường thường xuyên giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ,giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trong giờ sinh hoạt liên Đội đầu tuần;  GVBM thực hiện tích họp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục như: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội; giáo dục quyền con người; chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh; chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; an toàn giao thông và văn hóa giao thông và các nội dung giáo dục lồng ghép phù hợp khác theo quy định. Bên cạnh đó GVCN đã thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Phổ thông; Tổng phụ trách Đội phối hợp với GVCN, với Hội Cha mẹ học sinh thực hiện công tác xã hội trong trường học như chia sẻ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn gia đình là hộ nghèo.
Lớp Môn/ Hoạt động giáo dục
Tên bài

Nội dung lồng ghép

Ghi chú
6 HĐTN, HN 6 Chủ đề 3. Xây dựng tình bạn, tình thầy trò Lồng ghép giáo dục Quyền con người  
Chủ đề 5. Kiểm soát chi tiêu  
Ngữ văn Bài 1: Lắng nghe Lịch sử nước mình - Lồng ghép QP&AN
- Giáo dục đạo đức, lối sống Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
7 GDCD Bài  4: Học tập tự giác, tích cực Lồng ghép quyền con người  
Ngữ văn Bài 2. Bài học cuộc sống Lồng ghép  GD lí tưởng cách mạng,   đạo đức lối sống và QP&AN
Bài 3. Những góc nhìn văn chương Lồng ghép QP&AN
8 LS&ĐL Bài 8. Phong trào Tây Sơn (Sử) Giới thiệu địa danh lịch sử gắn với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc  
Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (Địa) Lồng ghép QP&AN: Giới thiệu được các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền và biển đảo.
GDCD Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Lồng ghép QP&AN  
HĐTN, HN 8 Chủ đề 4: Sống hoà hợp trong gia đình Lồng ghép bình đẳng giới  
Chủ đề 5: Làm quen với kinh doanh Lồng ghép giáo dục Quyền con người  
9 GDCD Bài 1.Sống tưởng. Lồng ghép Bình đẳng giới  
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Lồng ghép QP&AN
Bài 4. Khách quan và công bằng. Lồng ghép Bình đẳng giới
Ngữ văn Bài 1. Thương nhớ quê hương Giáo dục lí tưởng cách mạng,  đạo đức, lối sống
và Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài 4. Con người trong thế giới kì ảo Lồng ghép giới
GDĐP Chủ đề: Lịch sử Đồng Nai giai đoạn 1918- 1985 Lồng ghép QP&AN  
HĐTN, HN 9 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường
 
Lồng ghép bình đẳng giới  
5. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
5.1. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra đánh giá và thực hiện việc đánh giá
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch về công tác kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ theo quy định. Thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo các quy định tại Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Tổ/nhóm chuyên môn: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Xây dựng ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn , tỉ lệ giữa các mức độ nhận thức ( Biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao) đảm bảo theo quy định thống nhất chung của từng bộ môn, nội dung kiểm tra đánh giá phân bố hợp lí, không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể cho các bài kiểm tra các môn còn lại. Cụ thể hóa nội dung, hình thức thời gian kiểm tra. Có thể tích hợp vào phân phối chương trình. Nội dung các bài kiểm tra được soạn cụ thể trong giáo án, phải có hướng dẫn làm, yêu cầu về nội dung và bảng kiểm cụ thể. Chú trọng việc kiểm tra nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
- Đối với một số môn học, hoạt động giáo dục
          + Môn Lịch sử và Địa lí: bao gồm 02 phân môn Lịch sử và Địa lí, mỗi phân môn đã chọn 02 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kì; bài kiếm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của 02 phân môn đảm bảo theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học của 02 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
          + Môn Nghệ thuật: bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung và được đánh giá bằng nhận xét; kêt quả bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được đánh giá mức Đạt khi cả 02 nội dung: Âm nhạc và Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.
+ Nội dung giáo dục của địa phương: giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định.
          5.2. Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
- Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
- Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Đối với các môn học có bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá bằng điểm số: xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiếm tra theo tỷ lệ giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận hợp lí và theo quy định đã được thống nhất chung với môn học .
- Đối với các môn học, hoạt động giáo dục trải nghiệm Hướng nghiệp đánh giá bằng nhận xét: Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.
6. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thường xuyên.
- Nhà trường đã xây dựng kế họach về việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém ở tất cả các môn học năm học 2024 – 2025 theo hình thức bồi dưỡng thường xuyên trong các tiết học và chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bổi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém ở tất cả các môn học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thảo luận các biện pháp nhằm phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.
- Các giáo viên bộ môn biên soạn nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém và được thể hiện trong kế hoạch dạy học.
- Kết quả đạt được (trong bảng tổng hợp đính kèm chất lượng giáo dục hai mặt)
7. Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật
Học sinh khuyết tật được GVBM, GVCN đặc biệt quan tâm thường xuyên giúp đỡ quá trong trình học tập và hỗ trợ tạo điều kiện cho các em được hoàn nhập với bạn bè trong lớp, trong trường.
Đối với học sinh khuyết tật có đề kiểm tra riêng phù hợp với đặc điểm từng dạng khuyết tật. Kết quả giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập hoàn nhập trong HKI (đính kèm), tuy nhiên còn em Đoàn Minh Tuấn kết quả học tập chưa đạt.
8. Công tác thư viện trường học, phát triền văn hoá đọc
Hàng ngày, thư viện được mở cửa phục vụ thường xuyên cho hs mượn sách, đọc sách tại thư viên và thư viện xanh trong giờ ra chơi
Sách được trưng bày, giới thiệu cho học sinh trong các giờ Sinh hoạt liên đội đầu tuần. GVBM Khoa học xã hội thường xuyên tuyên truyền vận động học sinh đến với sách để hình thành Văn hoá, lan tỏa và phát triển Văn hóa đọc trong nhà trường.
GVBM thường xuyên tuyên truyền về vai trò của sách và vận động học sinh đọc sách để có thêm những hiểu biết, tạo lập phát triển thói quen đọc sách cho học sinh,
9. Thực hiện hiệu quả Chương trình môn ngoại ngữ
Đối với giáo viên ngoại ngữ : Tích cực tham gia học bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ và năng lực sư phạm để đảm bảo về số lượng và chuẩn về trình độ theo yêu cầu của bộ môn và câp học.
Tiếp tục phát động phong trào học ngoại ngữ và xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường. GVBM khuyến khích, động viên, nhắc nhở học sinh tham gia tự giải các vòng tự luyện IOE trên mạng Internet.
10. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy
          10.1. Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn tại cụm:
Giáo viên đã tham gia sinh hoạt chuyên môn tại cụm I theo kế hoạch chung của cụm.
          10.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:
- Nhóm bộ môn thảo luận lựa chọn tiết dạy; xác định mục tiêu cần đạt trong mỗi tiết dạy; các nội dung cần chuẩn bị của giáo viên và của học sinh, cùng nhau thiết kế cách tổ chức các hoạt động dạy học, chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phân công người thực hiện dạy minh họa
- GV trong nhóm bộ môn sau khi dự giờ có nhiệm vụ chia sẻ về hoạt động học của học sinh, tổ chức hoạt động học cho học sinh, sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, sinh lí học sinh; không khí lớp học,...
          - Kết quả đạt được:
STT Tổ Môn/ Khối Tên bài Số tiết Ghi chú
1 Toán – Tin - TD Tin học 9 Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ internet. 1  
Toán 9 Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. 1  
GDTC 8 Bài tập bổ trợ  trong xuất phát, tăng tốc độ sau vuất phátvà phối hợp các giai đoạn. 1  
2 Tiếng Anh – Nghệ thuật Nghệ thuật (ÂN) 7 Học hát bài: Lời cô 1  
3 Văn – LS&ĐL - GDCD GDCD 9 Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả 1  
Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 1  
TỔNG 6  
10.3. Thực hiện chuyên đề; triển khai thực hiện các chuyên đề dạy học đã được nghiệm thu cấp huyện, cấp tỉnh:
* Tổ Văn – LS&ĐL – GDCD: Triển khai áp dụng chuyên đề “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn GDCD 7 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.” của cô Nguyễn Thị Thanh Mai
- Lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy
- Thời gian áp dụng: Từ tháng 10/2024 đến tháng 3/2025
- Tổ KHTN –CN:
+ Đã triển khai thực hiện chuyên đề dạy học đã được nghiệm thu cấp huyện: Xây dựng phòng thí nghiệm trực tuyến để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong nội dung “Âm thanh” môn KHTN 7.
+ Giáo viên trong tổ thực hiện được một viết sáng kiến mới: Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 6/1 trường THCS Phú Sơn thông qua hoạt động “Chạm vào trái tim”
11. Giáo dục hoạt động trải nghiệm STEM
Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức theo kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của nhà trường; nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả.
STT Tổ Tên hoạt  động trải nghiệm STEM Khối lớp Ghi chú
 
1 Toán – Tin - GDTC Hình chữ nhật
(Thiết kế thiệp chúc mừng)
6 2 hoạt động
Nhu cầu sử dụng mạng máy tính ở gia đình em 6
2 Tiếng anh – Nghệ thuật Vẽ tranh và thuyết trình về bảo vệ môi trường: “ trường em xanh, sạch, đẹp” 8 3 hoạt động
Mĩ thuật
Bài 3 – Tranh in hoa lá
6
Making cards about Tet Holiday. 6
3 KHTN – Công nghệ Mô hình đồng hồ 6 5 hoạt động
Điều chế các chế phẩm sinh học trừ sâu thân thiện môi trường. 7
Đòn bẩy 8  
Mô hình cấu tạo phân tử hợp của hợp chất hữu cơ 9  
Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước, để làm HOA CẦU VỒNG 7  
TỔNG   10 hoạt động
11.3. Dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
Tham gia hội thi khoa học kỹ thuật cấp huyện: 01 dự án
- Tên dự án: Phần mềm tự học các hình khối cơ bản cấp THCS.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phần mềm hệ thống
- Người bảo trợ: Đinh Thị Hồng Phương
- HS dự thi: Lại Nguyễn Xuân Thư (lớp 9/2); Mai Ngọc Như (lớp 9/2)
12. Tham gia tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, Hội thi
          - Tham gia Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện năm học 2024-2025 với kết quả 04 giáo viên đạt danh hiệu GVCN giỏi cấp huyện (cô Khoa, cô Thủy, cô Trinh, thầy Sang, trong đó cô Khoa đạt giải Ba)
- Tham gia Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường năm học 2024-2025 với kết quả 09 giáo viên đạt danh hiệu GVCN giỏi cấp trường (T. Sang, T. Ngãi, C. Thủy, C. Trinh, T. Huy, C.Hiệp, C.Bích, C.Khoa, C.Phượng)
          - Tham gia Cuộc thi KHKT cấp huyện: có 01 dự án, đạt vòng 1 nhưng chưa đạt vòng 2.
- Hội thi ứng dụng CNTT giỏi cấp tỉnh: Cô Phương và Thầy Linh tham gia. Đạt vòng 1(Cô Phương).
13. Kết quả kiểm tra HSSS- KHBD
- Tất cả GV đều có đủ Hồ sơ sổ sách đúng quy định theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (phụ lục 3):  GV xây dựng kế hoạch theo Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 chi tiết, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Có đủ các kế hoạch bài dạy theo phân công chuyên môn, thực hiện đúng theo kế hoạch bộ môn. Kế hoạch bài dạy thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và học sinh, xây dựng được chuỗi hoạt động, phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Có sử dụng công cụ và xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm, năng lực cần hình thành cho HS thông qua các hoạt động học tập, có thể hiện nội dung bổ trợ kiến thức (lớp 9), dạy học sinh hòa nhập.
+ Sổ theo dõi, đánh giá học sinh:  Giáo viên thực hiện đánh giá đảm bảo đúng tiến độ, các cột điểm đúng- đủ theo quy định. Điểm KTTX làm tròn đúng theo quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021.
+ Sổ chủ nhiệm: Ghi chép đầy đủ các nội dung, kế hoạch cụ thể. Thể hiện nội dung theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của HS lớp chủ nhiệm.
- Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về hồ sơ như: Sổ chủ nhiệm các lớp sau: 
+ Lớp 8/1: Chưa cập nhật nội dung tình hình lớp giữa kì 1, chưa cập nhật số liệu và nhận xét đánh giá sơ kết học kì 1 lớp chủ nhiệm, phần theo dõi HS chất lượng chung của lớp nửa HKI, nội dung Ban đại diện cha mẹ HS phụ trách nhóm HS theo địa bản dân cư.
+ Lớp 9/3: Chưa cập nhật những nội dung cụ thể trong tuần (số buổi HS vắng, HS bị phê bình, số điểm tốt…), phần theo dõi HS chất lượng chung của lớp năm trước và nửa HKI, nội dung Ban đại diện cha mẹ HS phụ trách nhóm HS theo địa bản dân cư.
+ Lớp 6/3: Chưa bổ sung cập nhật nội dung “Theo dõi học sinh chất lượng chung của lớp”; chưa có biên bản làm việc khi xử lí học sinh vi phạm.
+ Lớp 7/4: Chưa bổ sung thời khóa biểu khi có sự thay đổi, chưa bổ sung nội dung xử lí học sinh vi phạm ATGT  vào mục “Theo dõi quá trình rèn  luyện” (Em Lê Thị Cẩm Tiên).
- Kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình và HSSS của giáo viên với kết quả như sau:
STT Tổ Số bộ HSSS Kết quả Ghi chú
1 Toán – Tin - GDTC 7 7 bộ xếp loại Tốt  
2 KHTN – Công nghệ 5 5 bộ xếp loại Tốt  
3 Tiếng Anh – Nghệ thuật 4 3 bộ Tốt; 1 bộ Khá  
4 Ngữ văn – LS&ĐL - GDCD 7 7 bộ xếp loại Tốt  
TỔNG 23 22 bộ Tốt; 01 bộ Khá  
14. Hoạt động dự giờ; Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục trong nhà trường như: ứng dụng cá phần mềm trong dạy học và kiểm tra đánh giá như: Azota; Google Forms; Power point; NetOp School; Gamas; Quizizz; Office 365, sketch patch, Ispring Suite, CapCut, Canva; AI; Master elearning 2022, Capcut, GSP; Chat GPT; Human_Anatomy_Atlas; FomatFactory; Goldwave; Sound Forge; Quizlet;… ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.
- Số tiết ứng dụng CNTT trong dạy học:
STT Tổ Số tiết ứng dụng CNTT Ghi chú
1 Toán – Tin - GDTC 139 tiết  
2 KHTN – Công nghệ 185 tiết  
3 Tiếng Anh – Nghệ thuật 351 tiết  
4 Ngữ văn – LS&ĐL - GDCD 381 tiết  
TỔNG 1056 TIẾT  
- GV trước khi dự giờ chuẩn bị kĩ cho tiết dự giờ, góp ý, trao đổi kinh nghiệm cho đồng nghiệp sau các tiết dự để nâng cao hiệu quả tiết dạy và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhau. Kết quả đạt được như sau:
STT Tổ Số tiết dự giờ Ghi chú
1 Toán – Tin - TD 27 tiết  
2 KHTN – Công nghệ 17 tiết  
3 Tiếng anh – Nghệ thuật 17 tiết  
4 Văn – Sử Địa - GDCD 19 tiết  
TỔNG 80 TIẾT  
15. Nâng cao chất luợng giáo dục hướng nghiệp.
Thực hiện giáo dục hướng nghiệp qua Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình GDPT 2018.
16. Bồi dưỡng thường xuyên
- 100% GV có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cụ thể theo kế hoạch số 264/KH-THCSPS ngày 05/9/2024 và văn bản số 18/THCSPS-CM ngày 11 tháng 11 năm 2024  của trường THCS Phú Sơn
- 100%  giáo viên tham dự  tích cực và đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên THCS.
- 100% giáo viên thực hiện theo yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG       
1. Ưu điểm.
- Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về công tác chuyên môn trong học kỳ I theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hiệu trưởng đã tăng cường sửa chữa, tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường bảo đảm cho hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá HS;
- GVBM khai thácsử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Chỉ đạo và ký duyệt kế hoạch giáo dục môn học của tổ chuyên môn; chỉ đạo thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo các quy định.
- Có nâng cao về việc sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Tiếp tục sử dụng hệ thống vnedu để quản lý hồ sơ sổ điểm, liên lạc với cha mẹ học sinh,..
- Triển khai thực hiện tốt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chương trình sách giáo khoa mới.
- Đa số giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan nghe, nhìn, các phương tiện phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, biết tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy.
- Các nội dung tích hợp (GD QPAN, Lồng ghép giới, môi trường, KN sống…) đúng và đủ theo quy định.
2. Hạn chế, tồn tại.
-  Hoạt động nghiên cứu Khoa học kĩ thuật trong học sinh còn rất yếu: chỉ có 01 dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp huyện nhưng chưa đạt giải.
- Số buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các tổ chuyên môn còn ít, chưa đồng đều.
- Giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện chưa nhiều.
- Hồ sơ sổ sách – kế hoạch bài dạy.
+ Một số kế hoạch bài dạy chưa thể hiện nội dung dành cho học sinh hòa nhập; Một số tiết trong các kế hoạch bài dạy phần sản phẩm học sinh thể hiện chưa cụ thể, còn sơ sài
+ Các công cụ, tiêu chí đánh giá sản phẩm HS trong một số hoạt động còn sơ sài, chưa đảm bảo được tính hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá năng lực HS.
- Vẫn còn GV chưa tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. Một số giáo viên có ứng dụng CNTT nhưng không ghi phiếu mượn nên bộ phận thiết bị không có số liệu thông kê.
- Một số giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh ở một số tiết dạy.
- Chất lượng giáo dục ở môn Giáo dục địa phương chưa cao, đặc biệt là khối 6. Một số môn học vẫn còn học sinh chưa đạt.
- Việc giáo dục học sinh hòa nhập khuyết tật ở lớp 6 chưa thực sự sát với năng lực học sinh.
III.  PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HỌC KỲ II
1. Phân công chuyên môn và tiếp tục thực hiện đúng tiến độ chương trình theo kế hoạch giáo dục học kỳ II gồm 17 tuần bắt đầu từ ngày 13/01 đến 24/5/2025. Tổ chức tốt hoạt động dạy học các môn học và thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo đúng các thông tư hướng dẫn và quy định của Bộ GD-ĐT.
2. GVBM rút kinh nghiệm từ Học kì I điều chỉnh kế hoạch dạy học bộ môn, kế hoạch bài dạy để phát huy được phẩm chất năng lực học sinh và đảm bảo các yêu cầu cần đạt của môn học theo hướng dẫn, quy định của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là đối với những học sinh hòa nhập khuyết tật.
3. Tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
4. Tiếp tục tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dạy học theo định hướng STEM có hiệu quả. Tổ chức Ngày hội STEM, Tiếng Anh, Toán học năm học 2024 - 2025. Lựa chọn sản phẩm tham dự Ngày hội STEM cấp huyện.
5. Các tổ chuyên môn: tăng cường Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho mỗi môn học.
6. GVBM phối hợp chặc chẽ với GVCN, với PHHS quan tâm giúp đỡ, động viên nhắc nhở, phụ đạo, bổ trợ kiến thức thường xuyên đối với nhóm học sinh yếu kém để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng chất lượng dạy học bộ môn trong học kì II. Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém theo kế hoạch.
7. Tham dự tích cực và đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên THCS.
8. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao.
9. Hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm tài liệu, bài tập trên mạng Internet, sách tham khảo để các em làm quen với nhiều dạng bài tập hơn. Khuyến khích học sinh nghe bài hát Tiếng Anh nhằm rèn luyện và trau dồi kỹ năng nghe.
10. Kiểm tra và hoàn thành hồ sơ học sinh khối 9, chuẩn bị cho công tác xét tốt nghiệp vào cuối năm học.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyên môn học kỳ I và nhiệm vụ trọng tâm học kì II năm học 2024 - 2025./.
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (chỉ đạo);
- Các tổ chuyên môn (thực hiện);
- Đăng tên website của trường;
- Lưu: VT, CM.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG





Nguyễn Thị Diễm Chi

                        

 

Tác giả: Chuyên Môn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Liên kết hữu ích
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay281
  • Tháng hiện tại8,735
  • Tổng lượt truy cập284,416
Vui lòng đợi trong giây lát
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây