Học trực tuyến

KẾ HOẠCH Tổ chức kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2024 - 2025

Thứ sáu - 28/02/2025 08:19
KẾ HOẠCH
Tổ chức kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2024 - 2025
UBND HUYỆN TÂN PHÚ
TRƯỜNG THCS PHÚ SƠN
–––––––––––
Số: 73/KH-THCSPS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
Phú Sơn, ngày 27 tháng 02 năm 2025
KẾ HOẠCH
Tổ chức kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2024 - 2025
––––––––––––––––
Căn cứ Công văn số 400/PGD&ĐT-GDTHCS ngày 25/9/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Phú về việc hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá từ năm học 2023-2024 đối với cấp THCS;
Căn cứ Công văn số 391/PGDĐT-GDTHCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Phú ngày 30 tháng 8 năm 2024 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Trung học cơ cở năm học 2024 - 2025;
Căn cứ kế hoạch số 270/KH-THCSPS ngày 06/9/2024 Kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của Trường THCS Phú Sơn;    
Căn cứ kế hoạch số 303/KH-THCSPS ngày 28/9/2024 Kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh năm học 2024 – 2025 của trường THCS Phú Sơn;
Căn cứ Công văn số 54/PGDĐT-GDTHCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Phú ngày 04 tháng 02 năm 2025 V/v thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS;
Nay trường THCS Phú Sơn xây dựng kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2024-2025 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
- Đánh giá chính xác, khách quan chất lượng giáo dục của học sinh đã học đến thời điểm gữa HKII; từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong học kì II.
- Kiểm tra giữa học kỳ II theo hướng kiểm tra đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian qui định; đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
- Đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, góp phần tạo chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; đồng thời giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài.
- Tất cả học sinh các khối lớp đều tham gia kiểm tra ở tất cả các môn học.
- Nâng cao nhận thức về thực hiện giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.   
- Học sinh khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của học sinh khuyết tật. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập.
- Quản lý, giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh khuyết tật phù hợp, đúng quy định.
II. Việc thực hiện chương trình và ôn tập cho học sinh
     1.Thực hiện chương trình
Giáo viên bộ môn và các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện đầy đủ chương trình các môn của giữa học kỳ II theo Kế hoạch giáo dục đã xây dựng đầu năm học 2024-2025 đúng với quy định của Bộ GD&ĐT.
2. Ôn tập cho học sinh
Các tổ chuyên môn tổ chức cho các giáo viên cùng bộ môn trong cùng khối lớp thống nhất đề cương ôn tập theo từng môn học phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình bộ môn.
3. Các căn cứ - Quy định khi kiểm tra đánh giá học sinh
          Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.
III. Tổ chức thực hiện
 
  1. Tổ chức kiểm tra     
- Kiểm tra đánh giá chất lượng đến thời điểm giữa học kỳ II theo kế hoạch giáo dục bộ môn năm học 2024 – 2025.
- Nhà trường tổ chức kiểm tra tập trung các môn Toán 6,7,8,9; Ngữ văn 6,7,8,9; Tiếng Anh 6,7,8,9; Khoa học tự nhiên 6,7,8,9; Công nghệ 8. Tổ chức kiểm tra tập trung trong tuần 26,27 (các tiết kiểm tra theo kế họach giáo dục sẽ bố trí vào buổi chiều).
- Các môn Lịch sử và Địa lí 6,7,8,9; Công nghệ 6,7,9; GDĐP 6,7,8,9; GDCD 6,7,8,9; Nghệ thuật 6,7,8,9; Giáo dục thể chất 6,7,8; Tin học 6,7,8,9; Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp 6,7,8,9 nhà trường giao trách nhiệm cho giáo viên bộ môn tổ chức kiểm tra theo đơn vị lớp theo thời khoá biểu ở tuần 8,9, thực hiện chấm điểm và báo cáo kết quả cho lãnh đạo nhà trường.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật.
+ Danh sách học sinh khuyết tật
 
STT Họ và tên Năm sinh Lớp Dạng khuyết tật
theo giấy chứng nhận
Mức độ
khuyết tật
1 Đoàn Minh Tuấn 21/07/2012 6/3 Khuyết tật nghe -nói Nhẹ
2 Nguyễn Thủy Tiên 10/07/2012 7/4 Khuyết tật nhìn Nhẹ
3 Hoàng Quốc Anh 21/12/2011 8/4 Khuyết tật trí tuệ Nhẹ
4 Đinh Thị Mỹ Hiền 26/09/2010 9/2 Khuyết tật khác Nặng
+ Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật trên nguyên tắc: động viên, khuyển khích và chú trọng đến quá trình rèn luyện kỳ năng sống, khả năng hòa nhập và sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục đã được điều chỉnh theo kế hoạch cá nhân. Khi đánh giá phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh, sát với từng dạng khuyết tật cụ thể. Đánh giá, xếp loại (như học sinh bình thường) đối với học sinh không phải khuyết tật trí tuệ, có khả năng đáp ứng được chương trình, nhưng  giảm nhẹ về chương trình, số lượng câu hỏi…. Học sinh khuyết tật được lên lớp dựa trên kết quả các môn được học ở mức độ đã được điều chỉnh.
2. Thời gian làm bài
Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn của các khối lớp là 90 phút/đề; LS&ĐL (Địa) là 45 phút/đề + LS&ĐL (Sử) là 45 phút; KHTN là 90 phút/đề; HĐTN, HN là 90 phút; môn Tiếng Anh là 60 phút/đề; các môn, nội dung giáo dục còn lại còn lại 45 phút/đề.
3. Ra đề kiểm tra
3.1. Đối với các môn kiểm tra tập trung
Thành lập ban ra đề kiểm tra, duyệt đề kiểm tra và chấm kiểm tra do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó Hiệu trưởng làm phó trưởng ban, các thành viên là các tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên trực tiếp giảng dạy (có Quyết định riêng).
- Ban ra đề của nhà trường căn cứ vào ma trận, bản đặc tả đã thống nhất tại tổ chuyên môn theo từng bộ môn của mỗi khối lớp của GVBM, để ra đề chính thức cho tất cả các môn khối 6,7,8,9. Mỗi môn/ 1 khối lớp phải ra ít nhất 2 đề (1 đề chính chức và 1 đề dự bị)
- Ban duyệt đề hoàn thành bộ đề kiểm tra giữa học kỳ II và nộp lại cho Phó Hiệu trưởng chậm nhất vào ngày 10/03/2025 (đối với các môn kiểm tra tuần 26); 17/03/2025 (đối với các môn kiểm tra tuần 27).
3.2. Đối với các môn, hoạt động giáo dục, nội dung giáo dục không kiểm tra tập trung
Nhà trường giao cho giáo viên bộ môn ra đề kiểm theo phân công giảng dạy trên cơ sở có sự thảo luận thống nhất chung trong tổ chuyên môn, nhóm bộ môn về ma trận, đặc tả đề kiểm tra đối với từng môn, từng khối lớp bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và nộp lại cho Phó Hiệu trưởng vào ngày 10/03/2025 (đối với các môn kiểm tra tuần 26); 17/03/2024 (đối với các môn kiểm tra tuần 27).
3.3. Yêu cầu của đề kiểm tra giữa học kỳ II
- Không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình GDPT.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt, mức độ cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt, mức độ cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
- Đối với môn Ngữ văn, tiếp tục thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 5381/TB-SGDĐT ngày 28/11/2024 về Thông báo kết luận hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn cấp THCS năm học 2024-2025 được kèm theo công văn 712/PGDĐT-GDTHCS ngày 03/12/2024 về triển khai thông báo kết luận hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn cấp THCS năm học 2024-2025.
- Đối với môn Tiếng Anh thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3970/SGDĐT-GDPT&GDTX ngày 16/9/2024 của Sở GDĐT đã được Phòng GD&ĐT triển khai tại Công văn 449/PGDĐT-GDTHCS ngày 21/9/2024 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm 2024-2025.
- Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo các nội dung đã tập huấn theo Công văn số 04/PGDĐT-GDTHCS ngày 06/01/2025 của PGD&ĐT.  
- Đối với môn Khoa học tự nhiên: Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học, giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách mộn học ở mỗi lớp phối hợp với các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Ma trận, bài kiểm tra định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra.
- Đối với môn Môn Lịch sử và Địa lí: Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Nội dung bài kiểm tra, đánh giá định kì phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách mộn học ở mỗi lớp phối hợp với các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.
- Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên được phân công phụ trách chủ đề nào thực hiện đáng giá thường xuyên đối với chủ đề đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mỗi lớp để phối hợp với các giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở lớp đó để thống nhất kết quả đánh giá thường xuyên, tổng hợp kết quả, ghi kết quả, đánh giá vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Nội dung đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng thực hiện chương trình tính đến thời điểm đánh giá. Các giáo viên được phân công thống nhất về nội dung và yêu cầu đánh giá định kì, trong đó xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, chú trọng đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động trải nghiệm của học sinh.
- Môn Nghệ thuật bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.
- Nội dung giáo dục của địa phương: Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định.
- Nội dung của đề kiểm tra phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu cần đạt được xác định trong chương trình giáo dục của mỗi môn học. Lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót.
- Đề kiểm tra phải phân loại được trình độ học sinh và phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học.
Lưu ý: Xây dựng đề kiểm tra riêng đối với học sinh hòa nhập khuyết tật theo Kế hoạch số 287/KH-THCSPS ngày 18/9/2024 về thực hiện giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm học 2024 – 2025 của nhà trường.
4. Lịch kiểm tra học kì I
- Các mônLịch sử và Địa lí 6,7,8,9; Công nghệ 6,7,9; GDĐP 6,7,8,9; GDCD 6,7,8,9; Nghệ thuật 6,7,8,9; Giáo dục thể chất 6,7,8; Tin học 6,7,8,9; Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp 6,7,8,9 giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện bài kiểm tra đánh giá giữa học kì II cho học sinh trong tuần 26,27 theo TKB chính khoá.
Lịch kiểm tra trung buổi chiều các môn trong tuần 26,27 (từ 14/03/2025 – 27/03/2025) cụ thể như sau
* Tuần 26 (từ 14/03/2025 đến 20/03/2025)
 
THỨ/ NGÀY MÔN KIỂM TRA GHI CHÚ
KHỐI 6 KHỐI 7 KHỐI 8 KHỐI 9    
Thứ hai
(17/03/2025)
 KHTN
(90 phút)
KHTN
(90 phút)
KHTN
(90 phút)
KHTN
(90 phút) 
   
             
         * Tuần 27 ( từ 21/03/2025 đến 27/03/2025)    
THỨ/ NGÀY MÔN KIỂM TRA GHI CHÚ
KHỐI 6 KHỐI 7 KHỐI 8 KHỐI 9    
Thứ sáu
(21/03/2025)
 Toán
(90 phút) 
Toán
(90 phút) 
Toán
(90 phút) 
Toán
 (90 phút) 
   
Tiếng Anh (60 phút) Tiếng Anh (60 phút) Ngữ văn
(90 phút)
Ngữ văn
(90 phút) 
   
Thứ ba
(25/03/2025)
Ngữ văn (90 phút) Ngữ văn (90 phút)  Tiếng Anh (60 phút)  Tiếng Anh (60 phút)    
     Công nghệ (45 phút)      
                 
 (Lưu ý: Giám thị và Học sinh có mặt lúc 13g30 phút)
5. Công bố kết quả kiểm tra, nhập điểm và nộp báo cáo
- Giáo viên bộ môn dạy lớp nào thì chấm bài ở lớp đó, công bố kết quả kiểm tra đến học sinh chậm nhất 1 tuần sau khi tiến hành kiểm tra. Thực hiện chấm phúc khảo bài kiểm tra của học sinh (nếu có). Yêu cầu học sinh lưu trữ bài kiểm tra đầy đủ theo quy định.
- Giáo viên bộ môn thực hiện cập nhật điểm kiểm tra trên Vnedu ngay sau khi chấm kiểm tra (hạn chót là ngày 02/4//2025). Nhà trường thực hiện thống kê chất lượng giữa học kì II trên Vnedu.
- Các tổ trưởng tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh, rút kinh nghiệm từ các GVBM trong tổ, nộp lại cho Phó hiệu trưởng vào ngày 04/4/2025.
IV. Phân công nhiệm vụ
1. Ban lãnh đạo nhà trường
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên.
- Chỉ đạo chung hoạt động kiểm tra giữa HKII theo kế hoạch; chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức đánh giá chất lượng giữa HKII, đôn đốc các bộ phận làm tốt công tác kiểm tra HKII nghiêm túc, an toàn.
2. Các tổ chuyên môn
 Triển khai kế họach của nhà trường đến từng thành viên, kiểm tra đôn đôn đốc các thành viên thực hiện. Sau khi có kết quả kiểm tra tổ trưởng tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra để thảo luận đề ra giải pháp nhằm cải tiến chất lượng bộ môn.
3. Giáo viên
 
  • Giáo viên chủ nhiệm các lớp phổ biến kế hoạch kiểm tra giữa học kì II chi tiết tới học sinh và phụ huynh học sinh lớp phụ trách, thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn học sinh ôn tập để hoàn thành tốt bài kiểm tra.
- Giáo viên bộ môn ra đề kiểm tra theo phân công, tiến hành việc kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường và nhập điểm kiểm tra đúng thời gian theo quy định.
4. Đối với học sinh
Thực hiện ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành tốt bài kiểm tra. Thực thiện nghiêm túc việc tham dự kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ II. Đề nghị quý thầy cô thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc, cần báo cáo với BLĐ nhà trường để được giải quyết kịp thời./.
 
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (chỉ đạo);
- Các tổ chuyên môn (thực hiện);
- Đăng trên website của Trường;
- Lưu: VT, CM.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG





Nguyễn Thị Diễm Chi

 

Tác giả: Chuyên Môn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Liên kết hữu ích
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay81
  • Tháng hiện tại8,836
  • Tổng lượt truy cập284,517
Vui lòng đợi trong giây lát
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây